KỸ THUẬT CHỌN TÔM GIỐNG TỐT NGAY TẠI TRẠI TÔM GIỐNG

Chất lượng tôm giống ảnh hưởng 50% đến năng suất và chất lượng của tôm thương phẩm. Để giúp bà con có một mùa vụ thắng lợi, Dr.Tom xin chia sẻ cách chọn tôm giống tốt, chất lượng, tăng trưởng đều và đạt được năng suất cao trong mùa vụ.

1. Kỹ thuật chọn tôm giống bằng phương pháp cảm quan
Khi lựa chọn tôm giống, bà con cần quan tâm đến những đặc điểm sau đây:

– Tôm giống cần có kích cỡ đồng đều, chiều dài lớn hơn 1 cm đối với tôm thẻ và 1,2 cm đối với tôm sú. Quan sát màu sắc tôm tươi sáng, đầu thân cân đối, đuôi tôm xòe ra thì là con giống tốt. Tôm bơi linh hoạt, khỏe mạnh, phân bố đều trong bể nuôi với hình dáng thon dài, ruột có chứa thức ăn đầy đủ, khả năng săn mồi tốt.

Kỹ thuật viên Dr.Tom ương tôm theo quy trình vi sinh
Kỹ thuật viên Dr.Tom ương tôm theo quy trình vi sinh tại trại tôm giống

– Dr.Tom mách cho bà con một vẹo nhỏ đó là dùng tay gõ nhẹ vào thành thùng chứa tôm, nếu tôm phản ứng nhanh thì chứng tỏ tôm khỏe mạnh. Ngược lại, tôm không phản ứng, bơi lờ đờ, cơ thể cong vẹo khi bơi lội thì chứng tỏ tôm yếu, thậm chí có thể bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, với cách chọn tôm giống bằng đánh giá cảm quan chưa tối ưu được, chỉ nói lên con giống phần nào khỏe mạnh, chúng ta cần kết hợp với những phương pháp khác để đánh giá chính xác hơn tình trạng của con giống.

2. Cách chọn tôm giống tốt bằng việc quan sát trên kính hiển vi
Lựa chọn tôm giống bằng việc quan sát trên kính hiển vi không những đánh giá, chọn lọc được những con giống khỏe mạnh mà còn xác định được xem tôm có bị nhiễm ký sinh trùng hay bị tổn thương các bộ phận như râu, chân, bụng,.. hay không.

 


– Nếu tôm khỏe, các tế bào sắc tố ở phần bụng sẽ xuất hiện những đốm nhỏ có dạng hình sao. Còn nếu tôm yếu, các tế bào sắc tố thường lan rộng tạo thành những vạch nối tiếp nhau phía dưới phần bụng.

– Việc soi kính hiển vi còn giúp người nuôi xác định nấm, vi khuẩn hay động vật nguyên sinh bám ở chân, cụng, đuôi, vỏ và mang tôm hay không. Những yếu tố này sẽ gây cản trở sự hô hấp và lột xác của tôm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.

3. Chọn tôm giống bằng phương pháp xét nghiệm PCR
PCR là cách chọn tôm giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng được nhiều bà con áp dụng để đánh giá xem có nhiễm bệnh EMS, EHP, WSSV, MBV, IHHNV, Taura,.. hay không. Bà con có thể lựa chọn máy PCR cầm tay – Pockit micro hoặc máy PCR di động – Pockit Xpress để phát hiện nhanh, sàng lọc bệnh trên tôm.

Trước đây, PCR là một trong những kỹ thuật khó thực hiện và cần phải có trình độ kỹ thuật và chuyên môn cao thì mới có thể thực hiện được, do đó người nuôi cần phải gửi mẫu tôm giống đến những trung tâm bệnh học thủy sản để xét nghiệm rất mất thời gian và tốn kém chi phí. Nhưng giờ đây, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các loại máy Pockit phát hiện bệnh của Genereach ra đời với thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng và có thể tiến hành xét nghiệm ngay tạo ao nuôi.
 

Dr.Tom khuyến cáo bà con nên áp dụng đồng thời 3 cách trên đây để có thể sàng lọc và lựa chọn được những giống tôm chất lượng, khỏe mạnh và không bị nhiễm mầm bệnh. Ngoài ra bà con cần lưu ý:

– Lựa chọn tôm giống tại các trại tôm giống Uy tín, có giấy phép hành nghề của cơ quan chuyên môn.

– Nên lựa chọn đàn tôm giống từ một mẹ để đảm bảo sự đồng đều về kích thước và chất lượng ấu trùng.

Hy vọng, với những chia sẻ vừa rồi về cách chọn tôm giống tốt, chất lượng nhất trên đây sẽ giúp bà con nuôi tôm tích lũy thêm kiến thức và ứng dụng vào việc chọn tôm giống cho ao nuôi của mình một cách hiệu quả nhất. Mọi thông tin cần tư vấn về kỹ thuật PCR vui lòng liên hệ Drtom.vn theo số Hotline 19002620 để được hỗ trợ trực tiếp.

Nguồn Xu tầm: https://drtom.vn/cach-chon-tom-giong-tot.html