BỆNH MỀM VỎ, RỚT CỤC THỊT TRÊN TÔM THẺ

NGUYÊN NHÂN

Bệnh rớt cục thịt thường thấy ở những ao nuôi mật độ cao, mật độ tôm dày (nuôi ao Bạt). Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu các loại khoáng chất tồn tại trong môi trường ao nuôi. Sự thiếu hụt và mất cân bằng các muối khoáng sẽ làm cho tôm nuôi lột xác không hoàn toàn, còn dính ở giáp đầu ngực, khi tôm lột vỏ sẽ bị rớt đáy và chết.

Đây là một nguyên nhân rất phổ biến ở những ao nuôi tôm công nghệ hiện nay, vì vậy nên bổ sung thường xuyên các loại khoáng chất thiết yếu hằng ngày và đầy đủ cho tôm nuôi liên tục để hạn chế tôm rớt đáy( rớt cục thịt) khi lột vỏ.

Ngoài ra còn kể đến một số nguyên nhân khác như: Do môi trường ao nuôi bị nhiễm khí độc, thiếu oxy, độ kiềm thấp, độ mặn thấp do mưa kéo dài v.v.

CÁCH KHẮC PHỤC

Cách xử lý chủ yếu là phòng và bổ sung khoáng thường xuyên vào môi trường để cung cấp đầy đủ khoáng chất giúp tôm cứng vỏ và lột xác nhanh.

Ngoài ra định kỳ cấy vi sinh, khử khí độc, cung cấp thêm các chế phẩm làm lợi khuẩn, lợi oxy tầng đáy cho ao nuôi.

Sử dụng khoáng cứng vỏ KALIMAX 3kg/2.000m3 nước, sử dụng định kỳ 3 ngày/lần.

Hoặc CAPHOTE( T.LAN) 1 lít/1.500m3 nước

Trường hợp trị bệnh rớt cục thịt:

- CAPHOTE( T.LAN) 1 lít/1.500m3 nước, dùng liên tục 2 ngày.

- Hoặc KALIMAX 3kg/2.000m3 nước, dùng liên tục 2- 3 ngày

- Hoặc ROCAPHOS 5 lít/2.000m3 nước, dùng liên tục 2 – 3 ngày.

Và trộn vào thức ăn MIX 79 với liều 20g/1kg thức ăn, cho tôm ăn liên tục cho đến khi quá trình lột vỏ trở lại bình thường.