BỆNH ĐỐM ĐEN TRÊN TÔM THẺ

1. DẤU HIỆU, LÂM SÀNG VÀ DIỄN BIẾN BỆNH.


Bệnh đốm đen thường hay gặp trên tôm thẻ chân trắng, khi tôm mắc phải bệnh này hường dẫn đến chết và tỷ lệ chết từ 80- 95% nếu không chữa trị kịp thời. Một số trường hợp phát hiện trễ thường không mang lại kết quả tốt và phải tiến hành thu hoạch.

Nhìn chung những ao tôm có bị bệnh đốm đen khi kiểm tra môi trường ao nuôi phần lớn đều phát hiện hàm lượng khí độc NH3, NO2 vượt ngưỡng cho phép, độ kiềm dưới 100ppm, hàm lượng oxy hòa tan thấp kéo dài.

Bệnh này thường xuất hiện ở giai đoạn nuôi từ 25 – 45 ngày tuổi. Tôm thường mắc bệnh đốm đen cao vào lúc giao mùa, thời tiết thay đổi bất thường kéo dài tầm 7 ngày, nhiệt độ nước dưới 29 độ C.

Tôm nuôi bị bệnh này thường chết hàng loạt lên đến 95% chủ yếu do môi trường bị ô nhiễm nặng, hàm lượng vi khuẩn cao, độc tố cao.

2. QUAN SÁT THỰC TẾ:

- Màu sắc tôm nhợt nhạt, vỏ tôm có nhiều đốm màu đen, đuôi mỏng, hoạt động chậm, bơi lờ đờ, phụ bộ bị tổn thương.
- Giảm ăn, bỏ ăn, chậm lớn.
- Đối với trường hợp bị bệnh nặng thì đường ruột, gan tụy bị rỗng nhợt nhạt.
- Kiểm tra dưới kính hiển vi thấy nhiễm khuẩn cực cao.
- Hiện tại chúng tôi chưa thể kết luận 100% tôm bị bệnh Đốm Đen là do vần đề gì, chỉ dựa trên yếu tố môi trường, yếu tố xét nghiệm thì dự đoán bệnh này do vi khuẩn gây ra. Vì vậy nên áp dụng biện pháp phòng trong quá trình nuôi là quan trọng nhất và đem lại kết quả tích cực nhất khi điều trị.

3. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH ĐỐM ĐEN

3.1 PHÒNG BỆNH:
- Nên áp dụng tất cả các biện pháp phòng từ khi khâu cải tạo ao, khử khuẩn nước v. v cho đến khi thả giống.
- Trong quá trình nuôi nên áp dụng phòng bằng cách định kỳ diệt khuẩn, bổ sung khoáng chất, bổ sung chế phẩm vi sinh, khử khí độc v.v. thường xuyên.
- Quản lý thức ăn hằng ngày để tránh dư thừa dễ phát sinh khí độc và tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển nhanh.

3.2 TRỊ BỆNH:
Tùy theo diễn biến bệnh mà người nuôi đưa ra phương pháp điều trị cho thích hợp để đem lại hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa tốn kém tiền bạc.
- Đối với môi trường
+ Tiến hành diệt khuẩn môi trường bằng BEN IQ 1 lít/2.000m3 nước, dùng liên tục 2 ngày. Hoặc BENXID 3000 1lít/3.000m3 nước, dùng liên tục 2 ngày.( Xem thêm hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì nhãn mác của sản phẩm).
+ Cấy vi sinh đáy, vi sinh khử khí độc bằng BZT(NOBEN) với liều 227g/3.000m3 nước( Xem thêm hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì nhãn mác của sản phẩm).
+ Bổ sung khoáng chất định kỳ 1 – 3 ngày/ lần, để tang khẳ năng cứng vỏ và lột vỏ nhanh.
+ Tăng cường sục khí, máy quạt nước để loại thải khí độc và cung cấp oxy cho đáy ao.
- Đối với trộn vào thức ăn.
+ Giảm lượng thức ăn đến 30%
+ Bổ sung Vitamin, men tiêu hóa, khoáng chất, Vitamin tổng hợp vào thức ăn hằng ngày cho tôm để tăng cường sức đề kháng, tăng khẳ năng phòng chống bệnh. Các sản phẩm tham khảo AQUA C30%, ROCAPHOS, HUFA, AQUA BIOTIC( Xin xem thêm hướng dẫn sử dụng của sản phẩm trên bao bì nhãn mác)

+ Trộn thêm kháng sinh trong 5 ngày để kết hợp trị bệnh như ZICOTRIM, FLOPHEN 50%( Xin xem thêm hướng dẫn sử dụng của sản phẩm trên bao bì nhãn mác).


Mọi chi tiết cần tư vấn xin liên hệ với bộ phận kỹ thuật của công ty để hiểu rõ hơn.