MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM THẺ.

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM THẺ.

Bệnh đỏ thân, bệnh đầu vàng, bệnh đục cơ, bệnh cong thân, bệnh họai tử cơ, bệnh đen mang, bệnh đốm đen...

 

Nuôi tôm thẻ chân trắng đem lại nhiều lợi nhuận cho bà con. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đang gặp khó khăn vì dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng. Trong số đó, các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng như bệnh đốm trắng, đầu vàng, bệnh đỏ thân v.v. là các bệnh thường gặp mà người nuôi cần phải có biện pháp phòng ngừa và chữa trị tôm. Dưới đây là thông tin của một số bệnh dịch trên tôm rất đáng quan tâm.

 

      

1. Bệnh đỏ thân ở tôm thẻ chân trắng

Bệnh đỏ thân ở tôm thẻ chân trắng hầu như xuất hiện ở tôm từ 4 – 15g và vào thời khắc trước chu kỳ lột xác của tôm thẻ. Tôm bị bệnh thân đỏ sẽ có những đốm trắng kích cỡ 1-2 mm ở khu vực vỏ tôm, gặp đa số ở vỏ đầu ngực, đồng thời thân tôm có màu đỏ. Tôm thẻ chân trắng bỏ ăn, yếu bơi vật vờ vào bờ rồi chết hàng loạt, tôm thẻ có thể chết trong khoảng từ 7-10 ngày. Nguyên do của việc tôm chết từ từ cho tới việc tôm sẽ chết hàng loạt là nguồn tôm giống khác nhau bắt buộc thời kì nhiễm bệnh lý khác nhau.

 

Để giảm thiểu tổn thất kinh tế, người nuôi nên áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp là chủ yếu.

và định kỳ bổ sung vào thức ăn hằng ngày, môi trường ao nuôi các vitamin, acid amin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho tôm.

2. Hiện tượng cong thân, đục cơ.

Bệnh( Hiện tượng) cong thân, đục cơ ở tôm thẻ chân trắng là hiện tượng tôm nuôi bị co cơ, cơ bị đục làm tôm suy yếu chậm lớn, một số trường hợp bị chết dẫn đến hao hụt ảnh hưởng đến năng suất của vụ nuôi.
Bệnh cong thân ở tôm thẻ chân trắng thường xuất hiện ở giai đoạn tôm 20-30 ngày tuổi và đến khi thu hoạch, các ao nuôi nghèo dinh dưỡng, thiếu khoáng chất và mật độ thả nuôi dày thường dễ mắc bệnh.  Biểu hiện rõ nhất của bệnh cong thân ở tôm thẻ chân trắng là phần mô cơ chạy dọc cơ thể có màu trắng đục kèm theo đó là cong thân.
 

 

Để khắc phục hiện tượng này Quý bà con nuôi tôm lưu ý một số vấn đề sau:

- Luôn đảm bảo các yếu tố môi trường đạt ngưỡng cho phép xuyên xuốt trong quá trình nuôi.

- Cung cấp đầy đủ các Vitamin và khoáng chất cho tôm kể cả bổ sung vào thức ăn và bổ sung vào môi trường.

- Định kỳ xử lý diệt khuẩn, xử lý khí độc, xử lý các loại tảo độc v.v. tạo môi trường ao nuôi sạch sẽ, thông thoáng cho tôm.

3. Bệnh đen mang

Triệu chứng của bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng là mang tôm có nhiều mảng đen phía bên trong của nắp mang, hoặc đen thành sọc trong phần tơ nang, có thể bắt đầu triệu trứng vàng mang, sau đó do hiện tượng cường sắc tố Melanin làm cho mang tôm chuyển sang màu đen.
Lưu ý: Đối với tôm chân trắng khi chết chúng rất ít vào bờ mà chết chìm trong đáy ao, do đó khi có triệu chứng đen mang cần thường xuyên kiểm tra đáy ao, đặc biệt là khu vực giữa đáy ao.
Nguyên nhân:
Đầu mang tôm bị tổn thương do môi trường ô nhiễm, các loại vật chất hữu cơ bám vào mang tôm, các khí độc như NH3,H2S cũng đồng thời tác động vào mang tôm thông qua quá trình hô hấp của tôm, sau đó ký sinh trùng sẽ tấn công vào mang tôm làm các tơ mang không hoạt động được, tôm giảm sức đề kháng, giảm khả năng chống chọi với mầm bệnh, lúc này là cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập vào mang tôm, khi các vi khuẩn xâm nhập chúng sẽ phá hủy mang tôm, gây hoại tử mang.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như nấm, độc tính của các loại kim loại nặng như cadmium, đồng, dầu thô, các loại hóa chất sử dụng như thuốc tím…

 

Để khắc phục bệnh này Quý bà con nuôi tôm lưu ý một số vấn đề sau:

- Thường xuyên dùng BEN IQ hoặc BENXID 3000 để xử lý diệt khuẩn định kỳ, định kỳ 7 - 10 ngày xử lý 1 lần.

- Thường xuyên bổ sung các Vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của tôm. 

- Định kỳ xuống vi sinh xử lý nước, xử lý đáy, vi sinh xử lý tảo... để làm sạch môi trường, sạch đáy. Hạn chế mầm bệnh tích tụ ở đáy ao.

- Định kỳ bổ sung khoáng chất cho sự tạo vỏ và lột vỏ của tôm, giúp tôm lột vỏ và cứng vỏ nhanh, đúng chu kỳ.

-  Định kỳ xổ nội ký sinh trùng ký sinh ở gan tụy, đường ruột và diệt ngoại ký sinh trùng để hạn bảo đảm cho tôm nhanh lớn, tăng sức đề kháng cho tôm.

4. Bệnh đục cơ, hoại tử cơ.

Bệnh thường bắt đầu xuất hiện từ khi thả 10 ngày tuổi cho đến trưởng thành, biểu hiện phần mô cơ chạy dọc theo cơ thể tôm trở nên trắng đục kèm theo hiện tượng cong thân. Bệnh này nếu không can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của tôm rất lớn. Bệnh này do thiếu một số khoáng chất thiết yếu trong nước, hoặc bị sốc bởi yếu tố môi trường, tác nhân vật lý… dẫn đến tôm thẻ chân trắng bị đục cơ, nên người nuôi tôm thường gọi là bệnh đục cơ..

Bệnh hoại tử cơ

Bệnh hoại tử cơ (Infectious myonecrosis – IMNV) do virus gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở Tôm giai đoạn 45 ngày tuổi trở lên. Biểu hiện ban đầu: phần cơ đuôi trở nên trắng đục, sau đó lan dần khắp cơ thể. Ở giai đoạn nặng có thể dẫn đến hiện tượng hoại tử và đỏ ở phần cơ. Tôm chết và rớt đáy tỷ lệ khá cao.
 
 

CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH NÀY NHƯ SAU:

Áp dụng biện pháp phòng chung cho cả quá trình nuôi và kết hợp một số biện pháp trong khi nuôi như sau

- Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, betaglucan v.v. để tăng sức đề kháng cho tôm.

- Định kỳ xử lý diệt vi khuẩn, vi rus ao nuôi, định kỳ 7 - 10 ngày/ lần.

- Định kỳ đánh vi sinh xử lý nước và đáy ao để làm sạch đáy, sạch nước. Giúp hạn chế sự tích tụ chất dơ bẫn, khí độc làm cho vi khuẩn phát triển.

Cách phòng các bệnh tổng hợp

– Cải tạo ao triệt để trước khi đưa vào mùa vụ nuôi tôm thẻ chân trắng.
– Nguồn nước đưa vào ao nuôi phải được xử lý mầm bệnh. Nguồn nước thải của các ao nuôi nhất là trong mùa dịch bệnh cần đưa vào ao xử lý để tiêu diệt mầm bệnh (Chlorine 30 ppm) và giữ ít nhất 4 ngày trước khi thải ra ngoài môi trường.
– Sử dụng con giống sạch đã qua kiểm dịch và xét nghiệm.
– Duy trì các yếu tố môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tôm nuôi, không để hiện tượng ô nhiễm hữu cơ xảy ra trong ao, giữ sạch đáy ao.
– Sử dụng định kỳ các chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường ao nuôi và nâng cao sức đề kháng của tôm.
– Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng cách trộn chung các loại vitamin và khoáng chất nhất là vitamin C và β – glucan cho vào thức ăn tôm thẻ chân trắng.
– Theo dõi tình trạng sức khỏe của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Mỗi dịch bệnh trong danh sách các bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng đều có cách phòng và trị khác nhau nên bà con cần theo dõi sát sao tình hình tôm để kịp thời phát hiện ra các triệu chứng bệnh đen mang, bệnh hồng thân,… và đưa ra các cách xử lí kịp thời.
 
Mọi thông tin cần tư vấn về bệnh tôm quý bà con liên hệ bộ phân kỹ thuật công ty để được hướng dẫn cụ thể./.